Lở cổ rễ, thối gốc, héo rũ, héo khô, và héo cây con là những vấn đề thường gặp trong trồng cây.

Bệnh lở cổ rễ, thối gốc, héo rũ, héo khô, và héo cây con thường là những vấn đề phổ biến xuất hiện ở nhiều loại cây như cây cà chua, cây dưa hấu, cây bông vải, cây rau cải, bầu bí, rau xanh, cây ăn quả ớt, lạc (đậu phộng), cây bắp cải, cây đậu tương (đậu nành), cây mè (vừng), cây dưa chuột (dưa leo), cây khoai tây, và nhiều loại cây khác.

 Triệu chứng của bệnh

Đối với cây non bệnh thường tấn công mạnh vào 5-10 ngày sau khi gieo trồng và có các dấu hiệu như: Cổ, thân cây bị úng và teo tóp. Cây bị ngã, lá còn xanh nhưng sau mới bị héo. Đối với các các cây lớn đã phát triển: dấu hiệu nhận biết ta sẽ tìm ở phần thân( nhất là phần gốc thân). Với các biểu hiện như sau: Các mô vỏ bị thối nâu hoặc nâu đen, viền thối không đều có màu nâu đỏ. Vùng bệnh bị lõm vào trong rồi sau đó là thân bị nứt ra rồi dẫn đến lá cây bị khô héo, rụng dần. Cây bị nhiễm bệnh lá rũ có thể bị gãy, cây chậm phát triển và thường bị chết. Ta có thể nhận ra các dấu hiệu của bệnh dễ dàng vì có những dấu hiệu của các sợi nấm, hạch nấm của nấm bệnh, chúng phát triển ngay trên vết bệnh ở gốc thân, phát triển lan lên thân và vùng đất quanh gốc cây. Ấy thế mà, ở ngoài đồng, mọi người hoàn toàn có thể nhầm với nguyên nhân từ ruồi đục thân đậu nành. Hai bệnh này thường đi cùng nhau trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm.

Nguyên nhân bệnh

Bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn, giai đoạn sinh sản hữu tính là Thanatephorus cucumeris thuộc lớp nấm Đãm. Sợi nấm màu trắng, hạch nấm màu trắng lúc mới thành lập, sau đó có màu nâu vàng hoặc nâu đen, hạch nấm hình cầu có bề mặt trơn láng, kích thước 1-2 mm. Đây là hai dạng lưu tồn và lây lan chủ yếu của mầm bệnh. Nguyên nhân chủ yếu do điều kiện độ ẩm cao khiến nấm sản sinh trong lòng đất, ở giai đoạn này cây con còn rất yếu nên dễ nhiễm bệnh.

Tác động của bệnh trên cây trồng

  • Gây hạn chế nghiêm trọng đối với sự phát triển của cây, đôi khi làm cây không thể phát triển mạnh mẽ và có thể dẫn đến sự chết của cây.
  • Có khả năng lây lan từ cây bị nhiễm bệnh sang các cây xung quanh, gây thiệt hại đáng kể nếu không có biện pháp phòng ngừa kịp thời.
  • Đối với những người nông dân và gia đình ở nơi cây trồng là nguồn thu nhập chính, căn bệnh trên cây trồng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh tế của họ, do đó, việc kiểm soát bệnh trở nên quan trọng để bảo vệ nguồn sống và thu nhập của họ.
Gọi ngay Chat Facebook Chat Zalo Gửi Email