Với điều kiện khí hậu nóng ẩm thì chuồng nuôi bò sữa cần đáp ứng những yêu cầu nào?

Phần lớn chuồng trại nuôi bò sữa xây dựng từ thời xưa thường có xu hướng sát vách nhà ở, diện tích chuồng hẹp do cải tiến từ chuồng bò thịt hoặc xây cất tam, mái chuồng thấp( thường dưới 3m), từ đó giảm khả năng lưu thông khí, làm nhiệt độ và độ ẩm trong chuồng luôn ở mức cao ngay cả vào ban đêm, dẫn đến bò sữa nuôi luôn ở tình trạng thân nhiệt cao làm ảnh hưởng tới sức khỏe, năng suất, chất lượng sữa. Nếu năng suất và chất lượng sữa không ổn định thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chăn nuôi. Vì vậy, muốn nang cao heiẹu quả chăn nuôi bò sữa thì một trong những việc đầu tiên cần làm ngay là cải tạo hoặc xây mới chuồng đúng theo yêu cầu kỹ thuật phù hợp với địa bàn chăn nuôi.

Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mà người chăn nuôi có thể thực hiện việc cải tạo hoặc xây mới chuồng nhưng cần phải đảm bảo các thông số kỹ thuật sau:

  • Chọn vị trí xây chuồng: Phù hợp với quy hoạch địa phương, chuồng nên cách xa nhà ở, xa nguồn nước mặt tối thiểu 100m hoặc xử lý chất thải bằng hệ thống biogas nhằm đảm bảo sức khỏe cho gia đình và cộng đồng( giảm mùi hôi, ruồi, muỗi…)
  • Xác định quy mô đàn: để tính toán diện tích cần xây dựng.
  • Xác định phương thức chăn nuôi: phương thức chăn nuôi cầm cột dù có một số hạn chế như: khó phát hiện được động dục, bò không thoải mái… Tuy nhiên phù hợp với các nông hộ có quỹ đất làm chuồng hạn chế nhất là đối với các hộ gần trung tâm thành phố.
  • Diện tích chuồng nuôi:
Bảng: Diện tích cần thiết cho từng loại bò
Loại bòĐơn vị tínhDiện tíchGhi chú
Bò cái vắt sữa, cạn sữam2/con6-8
Bò cái to, hậu bịm2/con4-6
Bê sơ sinhm2/con2Diện tích cũi

Ngoài ra, để xây dựng chuồng trịa người nuôi cần có một diện tích tối thiểu xây dựng các công trình phụ trợ bằng 25% tổng diện tích chuồng trại, gồm: kho dự trữ thức ăn, chế biến thức ăn, vệ sinh thiết bị… Sau đây, VDTNN xin giới thiệu cách tính diện tích xây dựng chuồng trại theo từng quy mô đàn để người chăn nuôi tham khảo.

Bảng: Diện tích cho từng quy mô đàn
STTQuy mô đàn (con)Diện tích cho đàn bò (m2)Diện tích hành lang (m2)Diện tích chuồng trại (m2)Diện tích công trình phụ trợ (m2)Tổng diện tích xây dựng (m2)
1201222414637183
2301823621855273
3402434929273365
4503046136591456

Trong đó gồm:

  • Diện tích bò vắt sữa: 8m2/con
  • Diện tích bò cạn sữa: 6m2/con
  • Diện tích cho bò tơ, hậu bị: 4m2/con
  • Diện tích cho bê: 2m2/con

Lưu ý: Chiều ngang chuồng 10-12m, hành lang rộng 2m. Trong quá trình xây dựng chuồng trại nên lấy tròn số để dễ tính toán; kho và nơi chế biến thức ăn nên xây liền với chuồng.

  • Bố trí chuồng:
  • Chọn những khu đất cao, không bị ngập. Làm nền cao hơn mặt đất tối thiểu 40cm, có độ nhám để tránh bò bị trơn trượt, xây nghiên về rãnh thoát nước 2-3% để không bị đọng nước làm hư móng bò và làm nền chuồng dễ bong tróc, hư hỏng. Nếu có điều kiện tốt nhất nên trang bị đệm lót cho đàn bò.
  • Mái chuồng: Nên xây chuồng làm 02 mái( mái đôi), nơi thấp nhất tối thiểu 3m, cao nhất trên 4m sao cho góc nghiêng mái khoảng 20-24 độ, là góc lấy gió tốt để tăng độ thông thoáng và lưu chuyển không khí trong chuồng nuôi.
  • Chiều ngang chuồng: Mùa hè nhiệt độ vào buổi trưa có thể lên đến 35oC. Vì vậy việc thiết kế chiều ngang chuồng khá lớn sẽ làm hạn chế đối lưu không khí, thiết kế < 10-12m là phù hợp.
  • Chiều dài chuồng: Để dễ chăm sóc quản lý đàn bò nuôi ở qui mô nông hộ trang trại nhỏ (<60 con) có thể nuôi ở 2 chuồng nuôi khác nhau, khoảng cách tối thiểu 10m.
  • Hành lang, lối đi: Rộng 2m giúp người chăn nuôi thuận tiện khi cho bò ăn hoặc sau này nếu có điều kiện, thiết kế máy trộn thức ăn TMR trượt trên đường ray để giảm công lao động
tmr-chuong-bo-truot-duong-ray
Máy trộn thức ăn TMR trượt trên đường ray
  • Diện tích các công trình phụ trợ: Kho chứa, khu chế biến thức ăn… cần tính toán, bố trí hợp lý.
  • Xung quanh chuồng nuôi nên trồng cây xanh có nhiều tán để tạo bóng mát, góp phần làm giảm nhiệt độ chuồng nuôi.
  • Vật liệu làm chuồng:
  • Mái chuồng: làm bằng lá, tôn, ngói, Fibroximăng… để đảm bảo vệ sinh mái chuồng nên làm bằng tôn, trang bị thêm tấm cách nhiệt để giảm nhiệt độ trong chuồng vào buổi trưa.
  • Nền chuồng: làm cao hơn mặt đất tối thiểu 25 cm, bằng gạch chỉ, đá hoặc bê tông dày tối thiểu 0,5cm; Nên làm có độ dốc từ 2-3% và không quá trơn láng để bò không bị trượt té.
  • Máng ăn, uống: Thiết kế máng ăn dọc theo hành lang để dễ cho ăn và làm vệ sinh; bò sữa phải được uống nhiều nước mát, sạch tự do trong ngày, tốt nahát nên trang bị máng uống tự động cho bò.
  • Rãnh và cống thoát nước xây xi măng, rãnh can 2-3cm, rộng 40-60 cm, dễ làm vệ sinh. Rãnh thoát nước xung quanh chuồng xây âm để giảm thiểu ruồi nhặng.
  • Nơi xử lý phân: Tốt nhất xây hầm biogas để xử lý mùi hôi và tận dụng nước phân bón cho đồng cỏ.

Tóm lại, người chăn nuôi chỉ đạt được lợi nhuận cao khi có được chỗ ăn, ở, nghỉ ngơi, đi lại thoải mái vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất của bò sữa

Gọi ngay Chat Facebook Chat Zalo Gửi Email