Hồ tiêu là một loại cây trồng có nguồn gốc từ tán rừng nhiệt đới nên chỉ cần ánh sáng tán xạ nhẹ và cần có cây che bóng thường xuyên. Do đó, bóng mát là yếu tố quan trọng giúp điều hòa để điều tiết được sự ra hoa kết trái của cây hồ tiêu. Bên cạnh đó, vùng đất trồng tiêu phải giữ ẩm tốt vào mùa khô, thoát nước tốt vào mùa mưa. 

Tuy nhiên, đến nay có không ít người trồng tiêu không nắm bắt được yếu tố này nên hầu hết diện tích nuôi trồng hồ tiêu không có cây che bóng, thậm chí hồ tiêu còn được trồng ở những vùng trũng dẫn đến thường xảy ra các loại dịch bệnh như bệnh chết nhanh chết chậm, tháo đốt xoăn lá… Đặc biệt vào mùa mưa tuyến trùng và nấm bệnh phát triển mạnh. Nếu không phòng trừ kịp thời tiêu sẽ chết hàng loạt. Hay Hiện tượng hồ tiêu chết cũng khiến cho người trồng lo lắng nên đã chữa trị sai cách như nôn nóng bón phân, thuốc bảo vệ thực vật để tăng năng suất… điều này đã tạo điều kiện cho các loại nấm độc phát triển nhanh hơn, khiến cho hồ tiêu bệnh càng nặng hơn.

Chính vì vậy, để giúp bà con đạt hiệu quả cao trong sản xuất, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp để trị loại bệnh hại này ở cây hồ tiêu. Trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ về 2 loại bệnh chết nhanh và chết chậm ở cây hồ tiêu.

BỆNH CHẾT NHANH LÀ GÌ?

  1. Triệu chứng gây hại của bệnh chết nhanh:

Bệnh chết nhanh hay còn gọi là bệnh thối gốc, chết dây trên cây hồ tiêu do các rễ của cây bị thối nhũn (thối rễ và cổ rễ), cành lá và các khớp của cây rụng dần do nấm bệnh.

Cách nhận biết là khi thấy cây tiêu “ủ rũ”, dây héo, lá bắt đầu chuyển vàng, rụng nhiều lá chỉ để lại dây, cành trơ trọi (các triệu chứng như trên diễn ra từ 7 – 10 ngày), sau đó cây tiêu chết rất nhanh trong vòng vài tuần lễ.

Nguyên nhân là do có nhiều chủng nấm, vi khuẩn cùng đồng loạt tấn công như Phytopthora spp, Fusarium spp, Pythium spp… gây hại ở nhiều vị trí của bộ rễ, nấm có thể xâm nhập qua các phần thối của rễ tơ, các vết thương như vết nốt sần của tuyến trùng hay rệp sáp hoặc các vết thương cơ học khác. Điển hình là ở các vùng rễ tiếp giáp với mặt đất (vùng cổ rễ) để gây hại.

  1. Cách chữa trị và phòng trừ bệnh chết nhanh:

Người nông dân cần tuân theo các bước xử lý như sau:

  • Kiểm tra mức độ bệnh: Bằng cách đào rễ lên kiểm tra xem mức độ thối đến rễ cấp mấy, khoanh vùng vùng bị bệnh
  • Đo pH và điều chỉnh pH về ngưỡng hợp lý 5,5 – 6,5 là phù hợp (Sử dụng vôi bột và một số chất điều chỉnh pH. Giai đoạn đeo quả cần điều chỉnh từ từ tránh sốc làm cây rụng trái)
  • Cách xử lý bệnh: Sử dụng thuốc trị nấm KetomiumAT amino Humic (kết hợp với AT Padave trị tuyến trùng nếu cần) để phun đều và đẫm quanh gốc (nếu có thể phun cả trên cây để trị nấm trên cây). Xử lý 2-3 lần liên tiếp cách 10 – 15 ngày/lần. Sau 1 tháng kiểm tra nếu rễ mới ra dài và không có hiện tượng thối lại, lộc mới ra xanh khỏe thì chuyển sang giai đoạn phòng.
  • Phòng bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu định kỳ: Sử dụng thuốc trị nấm KetomiumAT amino Humic (kết hợp với AT Padave trị tuyến trùng nếu cần) để phun đều và đẫm quanh gốc (nếu có thể phun cả trên cây để trị nấm trên cây). Xử lý định kỳ 45 – 60 ngày/lần đặc biệt vào mùa mưa và khi có độ ẩm cao.

BỆNH CHẾT CHẬM LÀ GÌ?

  1. Triệu chứng gây hại của bệnh chết chậm:

Bệnh chết chậm hay còn gọi là bệnh vàng lá xuất hiện khi thấy cây sinh trưởng chậm với các dấu hiệu như: thân èo uột, xuống lá, đốt rụng, rễ, gốc thối, phần mạch dẫn nhựa của thân dây có màu nâu đen… đến khi cây chết, quá trình này kéo dài vài tháng đến 2,3 năm. Khi ấy bộ rễ của cây hồ tiêu bị bệnh chết chậm phát triển kém, lúc đào lên quan sát thì thấy các nốt sần nằm rải rác hoặc nằm thành từng chuỗi.

Tác nhân gây nên bệnh chết chậm là tuyến trùng Meloidogyne incognita và nấm Fusarium solani. Ngoài tuyến trùng, rệp sáp cũng là một nguyên nhân làm cho rễ cây, thân cây tổn thương tạo điều kiện cho nấm Fusarium tấn công và sinh sôi nảy nở.

  1. Cách chữa trị và phòng trừ bệnh chết chậm:

Người nông dân cần tuân theo các bước xử lý như sau:

  • Kiểm tra mức độ bệnh: Bằng cách đào rễ lên kiểm tra xem mức độ nhiễm tuyến trùng (các nốt sần trên rễ), rệp sáp, và mức độ thối rễ
  • Đo pH và điều chỉnh pH về ngưỡng hợp lý 5,5 – 6,5 là phù hợp (Sử dụng vôi bột và một số chất điều chỉnh pH. Giai đoạn đeo quả cần điều chỉnh từ từ tránh sốc làm cây rụng trái)
  • Cách xử lý bệnh: Sử dụng kết hợp thuốc trị nấm Ketomium với AT Padave (trị tuyến trùng ), AT Mebe (trị rệp sáp)AT amino Humic để phun đều và đẫm quanh gốc. Xử lý 2-3 lần liên tiếp cách 10 – 15 ngày/lần. Sau 1 tháng kiểm tra rễ nếu rễ mới ra dài và không có hiện tượng thối lại, lộc mới ra xanh khỏe thì chuyển sang giai đoạn phòng
  • Phòng bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu định kỳ: Sử dụng kết hợp thuốc trị nấm Ketomium với AT Padave (trị tuyến trùng ), AT Mebe (trị rệp sáp)AT amino Humic để phun đều và đẫm quanh gốc (nếu có thể phun cả trên cây để phòng nấm trên cây). Xử lý định kỳ 45 – 60 ngày/lần đặc biệt vào mùa mưa và khi có độ ẩm cao.

Bên cạnh đó, theo các tài liệu của Cục Bảo vệ thực vật, tính chất quyết định trong việc phòng bệnh, hạn chế bệnh chết nhanh, chết chậm là biện pháp canh tác phù hợp. Cần chú ý thoát nước trong mùa mưa. Nên đào hệ thống thoát nước theo ô bàn cờ, độ sâu 40 – 50cm (3 hàng ngang một rãnh, 3 hàng dọc 1 rãnh). Nếu đất có độ dốc cao đào theo hình xương cá, rãnh thoát nước chính sâu trên 50cm xung quanh vườn. Vào đầu mùa mưa phải phá bồn giữ nước quanh gốc tiêu (nếu có) để chống đọng nước. Trụ tiêu tốt nhất nên trồng trụ sống bằng các loại cây cây keo dậu, bông gòn, muồng, lồng mức… thay thế trụ bê tông hoặc trụ gỗ.

Và để phòng bệnh thực sự có hiệu quả cần thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện bệnh sớm, thu gom tàn dư cây bị bệnh mang ra khỏi khu vực vườn tiêu rồi đốt tiêu hủy, xử lý đất tại các gốc tiêu bị bệnh bằng vôi bột. Cắt cành, dây lươn sát mặt đất để gốc tiêu thông thoáng, hạn chế lây lan nguồn nấm bệnh từ đất lên.

Sau khi thu hoạch, tiến hành dọn vườn, khử trùng bề mặt và nâng cao độ pH của đất bằng vôi bột với lượng 1.000kg/ha, chia làm 2 lần, mỗi lần 500kg (không rắc trực tiếp vào gốc và rễ cây) hoặc rắc xuống hệ thống rãnh thoát nước (500 – 700kg/ha) để khử trùng nguồn bệnh.

Song song với các biện pháp canh tác, cần ưu tiên sử dụng chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật an toàn để phòng và trừ bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay Chat Facebook Chat Zalo Gửi Email