Theo truyền thống từ xa xưa, người nông dân sau khi thu hoạch lúa vẫn thường phủ rơm để đốt. Thế nhưng thói quen đốt đồng này lại dẫn đến nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng như gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người.

 

Theo đó, các nhà chuyên môn nhận định rằng, xu hướng hiện nay là người nông dân nên xử lý rơm rạ theo hướng an toàn, bền vững và thân thiện với môi trường hơn như việc ứng dụng thêm các chế phẩm sinh học để tái sử dụng lại rơm rạ trong quy trình sản xuất nông nghiệp.

 

ĐỐT ĐỒNG GÂY RA NHỮNG TÁC HẠI NGUY HIỂM

Trước hết là khi đốt đồng các chất hữu cơ trong rơm rạ và trong đất sẽ biến thành chất vô cơ nên tro than của rơm rạ cũng chỉ cung cấp được một lượng dinh dưỡng rất nhỏ cho đồng ruộng.

 

Trong khi việc nung đốt ở nhiệt độ cao sẽ làm cho một lượng nước lớn trong đất bị bốc hơi. Nếu đốt đồng nhiều lần và lâu dài sẽ làm cho đất biến chất và trở nên chai cứng.

 

Mặt khác, đốt đồng cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Bởi lẽ khi đốt rơm rạ, không chỉ có khí CO2 (dioxid cacbon) thải vào không khí, mà các khí độc khác như CH4 (metan), khí CO (cacbon monoxid) và một ít khí SO2 (dioxid sunfur) cũng sẽ lan trong bầu khí quyển.

 

Theo ước tính của các nhà chuyên môn, đốt 1ha (trung bình 7 tấn rơm rạ) sẽ phát thải 9,1 tấn CO2; 798kg khí CO; 398kg các chất hữu cơ độc hại và 12kg tro bụi.

 

Hơn nữa, thành phần chủ yếu của rơm rạ là chất xenlulozơ, hemixenlulozơ và các chất hữu cơ kết dính… khi đốt cháy sẽ tạo ra các loại khí độc, con người hít vào sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là sẽ dễ mắc các chứng bệnh về đường hô hấp, gây co thắt phế quản và không loại trừ nguy cơ gây ung thư phổi.

 

Đốt bỏ rơm rạ cũng đồng nghĩa với việc bỏ đi một lượng phân bón, chất dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa, thay vì trả lại nguồn dinh dưỡng cho đất thông qua việc xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ.

 

Ngoài ra, quá trình đốt này còn tiêu diệt các loại côn trùng có ích cho cây lúa, làm mất cân bằng sinh thái đồng ruộng. Bởi cây lúa trong giai đoạn phát triển sẽ đối diện với nhiều loại dịch bệnh, nông dân phải sử dụng một lượng lớn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ khiến chi phí sản xuất cao, hiệu quả lại thấp.

 

THAY ĐỔI CÁCH THỨC XỬ LÝ RƠM RẠ

 

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật, khi đốt đồng và không xử lý rơm rạ đúng cách, cây lúa phải đối diện với nguy cơ ảnh hưởng ngộ độc hữu cơ, ngộ độc sắt. Để phòng ngừa các loại dịch hại trên lúa, nông dân phải chú ý sau khi thu hoạch nên cày ải để rơm rạ được phân hủy ít nhất 1 tháng và chỉ sạ lúa khi cho đất ngập 2 – 3 tuần. 

 

Các nhà khoa học cũng khuyến cáo rằng, để xử lý lượng rơm rạ trên đồng sau mỗi vụ lúa một cách hợp lý thì giải pháp đầu tiên là nên mang hết rơm ra khỏi ruộng, sau đó tận dụng lượng rơm này trồng nấm để tăng thêm nguồn thu nhập.

 

Lượng rơm rạ thừa sau thu hoạch, nông dân có thể tận dụng trồng nấm rơm hay ủ hoại mục bằng chế phẩm Trichoderma làm phân hữu cơ bón lại cho đồng ruộng, làm cho đất tơi xốp và duy trì được độ màu mỡ.

 

Trường hợp không cày ải được vì phải gieo sạ ngay sau khi thu hoạch, nông dân nên cắt gốc rạ rồi di chuyển hết rơm và gốc rạ ra khỏi ruộng trước khi làm đất. 

 

Nếu không có điều kiện đem rơm ra khỏi đồng ruộng thì nên xử lý bằng cách cày vùi, để duy trì lượng đạm trong đất. Tuy nhiên để cho rơm rạ phân hủy tốt hơn, nhanh hơn, không gây ngộ độc hữu cơ cho ruộng lúa, bà con có thể dùng các chế phẩm sinh học như Trichoderma để ủ phân hay Biodecomposer phun lên rơm rạ trước khi cày xới.

 

Việc cày vùi rơm rạ vào đất sẽ tạo cho đất có nhiều chất hữu cơ, giúp cho cây lúa bén rễ tốt hơn. Một biện pháp khác cũng được khuyến cáo thực hiện là sử dụng nguồn phụ phẩm rơm để làm thức ăn chăn nuôi trâu, bò.

 

Bà con có thể tham khảo thêm về các loại chế phẩm sinh học an toàn giúp ích cho quá trình xử lý rơm rạ mà Viện Di truyền Nông nghiệp đã nghiên cứu ra:

 

  1. AT Trichoderma: 

Công dụng:

  • Phân hủy gốc rạ, rơm nhanh tại ruộng.
  • Hạ phèn bung rễ – ra rễ nhanh.

  • Mở lá, cứng cây.

  • Tăng cường vi sinh vật có lợi giúp phòng các bệnh như: Đạo ôn, khô vằn, bạc lá và đốm sọc vi khuẩn… 

  • Tăng năng suất, giảm phân bón hóa học.

Chế phẩm sinh học này có thể dùng để xử lý rơm rạ ngay tại đồng ruộng hoặc trộn chung với các loại phân bón để bón vào các thời kỳ bón lót – bón thúc.

 

  1. AT Biodecomposer

Công dụng:

  • Xử lý nhanh rơm rạ tại ruộng, nhanh hoai mục chỉ 7 – 10 ngày. Chống ngộ độc hữu cơ, nhanh hoai mục, tiết kiệm phân, tăng năng suất, giảm sâu bệnh.
  • Phân giải các nguyên liệu hữu cơ như rơm rạ, trấu, mùn cưa, lá cây, các phần phụ phẩm nông nghiệp, xác động vật, phân động vật, rác… tại chỗ hoặc đánh đống ủ nhờ quá trình cho lên men tích cực để tạo thành phân hữu cơ có giá trị dinh dưỡng cao cho cây trồng.

 

Chế phẩm sinh học này có thể phun trực tiếp rơm rạ trên đồng ruộng hoặc ủ phân theo đống dùng để tự sản xuất phân hữu cơ vi sinh tại chỗ phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay Chat Facebook Chat Zalo Gửi Email